THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP HỆ TRUNG CẤP

0
3293

Ngành điện tử công nghiệp là gì, bạn có biết đến ngành này không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về ngành điện tử công nghiệp, tố chất cần thiết để bạn theo đuổi với nghề và sau khi ra trường các bạn sẽ làm việc ở đâu?… Nói chung là tất cả các thông tin cần thiết về ngành điện tử công nghiệp bạn đều có thể tìm thấy trong bài viết này.

Định nghĩa dễ hiểu về ngành điện tử công nghiệp

Ngành điện tử công nghiệp là một nhánh thuộc ngành công nghệ kỹ thuật điện tử. Với ngành học này, bạn sẽ thấy được sự thú vị khi là sự kết hợp của điện dân dụng với các công nghệ điện tử và máy tính.

Ngành công nghiệp điện tử là một ngành bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Khi sinh viên theo học ngành điện tử công nghiệp sẽ được trang bị cho bản thân đầy đủ các kiến thức cơ bản đến các kiến thức chuyên sâu của ngành điện tử công nghiệp. Không chỉ vậy, bạn còn được nâng cao kỹ năng thực hành về điện tử công nghiệp để có thể đáp ứng được các yêu cầu công việc trong tương lai.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành điện tử công nghiệp, các bạn sẽ có khả năng bảo trì, sửa chữa, vận hành, cải tiến hoặc nâng cấp hệ thống các thiết bị điện tử. Bạn cũng sẽ biết cách để tìm hiểu và ứng dụng điện tử công nghiệp vào công việc và phát triển các ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Với sự phát triển không ngừng của xã hội, đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp thì khi học điện tử công nghiệp bạn sẽ có nhiều thuận lợi để tìm việc trong tương lai.

Khi theo đuổi ngành điện tử công nghiệp bạn sẽ được trang bị những kiến thức gì?

Khi theo học ngành điện tử công nghiệp bạn sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức sau cho bản thân:

+ Ngành điện tử công nghiệp là gì?

+ Ngành công nghiệp điện tử học những gì?

+ Các kiến thức về nguyên lý hoạt động và cấu trúc của hệ thống cảm biến, đo lường, điều khiển tự động trong hệ thống máy công nghiệp khác nhau.

+ Các kiến thức về sơ đồ mạch điện của các thiết bị điện tử như bộ nguồn, bộ ổn áp máy phát điện, bộ điều nhiệt, máy sát bình, máy hàn, UPS, mạch điện inverter, máy xi mạ của các thiết bị điện,…

+ Các kiến thức về hệ thống điện tử trong công nghiệp sản xuất như: Thang máy, băng chuyền, máy pha trộn nguyên liệu, phân loại sản phẩm, robot công nghiệp, quảng cáo,…

+ Các kiến thức về lập trình cho vi điều khiển, PLC, bộ biến tần, vi xử lý, điện khí nén.

Để học tốt ngành điện tử công nghiệp bạn cần có những tố chất nào?

Trước khi quyết định theo đuổi ngành học điện tử công nghiệp, bạn cần xác định một số các tố chất sau xem bản thân có phù hợp với ngành hay không để có thể lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.

Thứ nhất, bạn cần là một người học giỏi các môn tự nhiên, vì các môn tự nhiên là một trong những tiền đề chính khi học các ngành kỹ thuật và điện tử công nghiệp cũng vậy.

Thứ hai, bạn cần là người có tư duy logic, khoa học để có thể nắm bắt và xử lý thông tin cần thiết trong các môn học cũng như trong công việc sau này của mình.

Thứ ba, bạn cần là người thích học hỏi và tìm tòi cách làm điện và sửa chữa điện tử, bạn có niềm đam mê với các thiết bị điện tử.

Thứ tư, bạn cần có sự kiên trì và tỉ mỉ thì mới có thể theo đuổi với ngành điện tử công nghiệp được, vì các bản mạch hay các thiết bị điện để sửa được hoặc nâng cấp cần có thời gian để nghiên cứu và sự  thận trọng trong từng chi tiết.

Thứ năm, bạn cần có kỹ năng làm việc theo nhóm, vì đây là một ngành làm việc với các thiết bị điện tử có quy mô lớn, vì vậy bạn không thể làm một mình mà cần phải có sự kết hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành công việc của mình.

Nếu bạn có những tố chất nêu trên thì hãy lựa chọn ngành điện tử công nghiệp để phát triển bản thân và phát triển sự nghiệp của mình. Bạn theo học ngành điện tử công nghiệp thì bạn có thể có cơ hội việc làm tốt cho bản thân.

Học điện tử công nghiệp xong sẽ làm công việc gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp thì cơ hội việc làm với bạn rất rộng mở, khi ngành công nghiệp nước ta được đẩy mạnh phát triển, không chỉ là các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài cũng đầu tư và mở rộng sản xuất công nghiệp ở nước ta. Các nhà máy, xí nghiệp mở ra ngày càng nhiều, đây chính là cơ hội để các bạn học ngành điện tử công nghiệp có cơ hội để phát triển bản thân và sự nghiệp của mình. Bạn có thể lựa chọn việc làm cho mình tại một trong những nơi sau:

– Làm việc tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các phòng bảo dưỡng bảo trì, các tổ cơ điện, lắp ráp và vận hành các thiết bị điện với vai trò là một kỹ sư điện tử, hoặc là một quản lý kỹ thuật.

– Bạn cũng có thể lựa chọn làm việc tại các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị điện tử công nghiệp; bạn cũng có thể làm việc với vai trò là nhà tư vấn thiết kế và lắp đặt thiết bị điện, sửa chữa các thiết bị điện – tử điện.

– Bạn cũng có thể tự mình mở doanh nghiệp kinh doanh về thiết bị, máy móc điện tử công nghiệp để khởi nghiệp cho bản thân

Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:

  • Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu; tải file tại đây 
  • Giấy báo tập trung (bản gốc);
  • Học bạ (02 bản sao công chứng);
  • Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời ( 02 bản sao công chứng).
  • Giấy khai sinh (bản sao);
  • Hộ khẩu photo công chứng;
  • Lý lịch học sinh, sinh viên (có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú);
  • 04 ảnh 4×6 và 2 ảnh 3×4;

Để được hỗ trợ về thủ tục đăng ký nhập học, vui lòng liên hệ: 

THAM KHẢO THÔNG TIN ĐỊNH HƯỚNG CÁC NGÀNH NGHỀ HỆ CAO ĐẲNG TẠI ĐÂY:

  1. Ngành ngôn ngữ Nhật
  2. Ngành ngôn ngữ Hàn
  3. Ngành ngôn ngữ Anh
  4. Ngành kế toán
  5. Quản trị kinh doanh
  6. Ngành Dược
  7. Ngành điều dưỡng
  8. Ngành dinh dưỡng
  9. Ngành chăm sóc sắc đẹp
  10. Quản trị nhà hàng
  11. Hướng dẫn du lịch
  12. Kỹ thuật chế biến món ăn
  13. Công nghệ thông tin
  14. Thiết kế đồ họa
  15. Công nghệ may
  16. Công nghệ kỹ thuật ô tô
  17. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
  18. Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
  19. Điện dân dụng
  20. Điện công nghiệp
  21. Điện tử công nghiệp

https://tuyensinh.hcit.edu.vn/3-buoc-nop-ho-so-xet-tuyen-truc-tuyen-cao-dang-chinh-quy/