THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

0
3626

Điện công nghiệp không phải là ngành nghề mới, nhưng đây lại được coi là một nghề kỹ thuật có khả năng ra trường dễ kiếm việc làm và cơ hội tự chủ nghề nghiệp riêng rất lớn. Điện là nguồn năng lượng về cơ bản chưa có thể thay thế, đặc biệt là trong thời đại 4.0 khi mà rất nhiều công nghệ ra đời làm thay đổi các hình thái sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy điện Công nghiệp vẫn được coi là ngành trường tồn theo thời gian. Nhu cầu việc làm ngành này trên thị trường vô cùng lớn và càng tăng mạnh trong những năm trở lại đây.

Trở thành một kỹ sư Điện công nghiệp ngoài việc tham gia vào các Công ty trong ngoài nước, bạn có rất nhiều cơ hội đi lao động, học tập tại nước ngoài; nắm vững được kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế thành thạo và cơ hội có một cơ sở tự sản xuất và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ liên quan là điều dễ dàng.

Lợi thế khi theo học hệ cao đẳng ngành Điện Công nghiệp là thời gian đào tạo ngắn, kiến thức thực tế và thực hành cao. Vì vậy khi ra trường sinh viên có thể bắt tay vào làm việc được ngay.

4 lý do học nghề Điện Công nghiệp không lo thất nghiệp 

Trong thời buổi kinh tế ngày càng hiện đại như hiện nay, điện là yếu tố then chốt không thể thiếu của mọi gia đình dù là ở bất cứ đâu. Do đó, nhu cầu sửa chữa điện có ở khắp mọi nơi đồng nghĩa với việc nghề sửa chữa điện dân dụng sẽ không bao giờ hết việc để làm, không lo bị thất nghiệp.

Nghề sửa chữa điện công nghiệp không mang tính thời vụ:
– Đây là một trong những nghề khá ổn định, không mang tính thời vụ như một số nghề sửa chữa điện lạnh (chủ yếu hoạt động mạnh vào mùa hè, mùa đông thì không có việc).
– Có thể nói hiện nay, nghề sửa chữa điện dân dụng là một trong những nghề dễ học và dễ làm nhất.
– Các kỹ thuật chuyên môn sử dụng để sửa chữa ít phải thay đổi, cập nhật và thường theo nguyên tắc, nguyên lý chung không như một số nghề kỹ thuật khác như sửa điện thoại chẳng hạn.

Nghề sửa chữa điện công nghiệp dễ làm, dễ học:
– Có thể nói hiện nay, nghề sửa chữa điện công nghiệp là một trong những nghề dễ học và dễ làm nhất.
– Các kỹ thuật chuyên môn sử dụng để sửa chữa ít phải thay đổi, cập nhật và thường theo nguyên tắc, nguyên lý chung không như một số nghề kỹ thuật khác như sửa điện thoại chẳng hạn

Bạn có thể sửa chữa điện công nghiệp ở bất cứ đâu:
Dù bạn ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, bạn vẫn có thể sống và làm việc với nghề sửa chữa điện công nghiệp.

Thợ sửa chữa điện công nghiệp không đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt nhiều:
– Có một số nghề kỹ thuật đòi hỏi cần phải có những kỹ năng đặc biệt như nghề sửa chữa điện thoại đòi hỏi sự kiên trì, tay nghề cao đòi hỏi độ chính xác đến từng micromet; nghề sửa chữa ô tô, cần kỹ năng phân tích, đánh giá, có khả năng tự học, kỹ năng chuyên môn cao, sử dụng các công cụ nhuần nhuyễn.
– Với nghề sửa chữa điện công nghiệp thì chỉ cần sự kiên nhẫn với công việc và có sức khỏe, không yêu cầu quá nhiều kỹ năng cũng như những khả năng đặc biệt.

Cách phân loại cấp bậc của nghề Điện Công nghiệp

Trước đây tại Việt Nam chia ra làm 7 bậc thợ để chỉ rõ trình độ của người học tương ứng theo các cấp độ. Theo đó những người học sơ cấp nghề với thời gian học dưới một năm sau khi tốt nghiệp là thợ bậc 2/7. Nếu học trung cấp nghề thì là bậc 3/7, cao đẳng sẽ là bậc 4/7 và đại học là 5/7.

Những ai muốn được công nhận tay nghề cao hơn với mức tối đa là 7/7 thì phải tham gia các kỳ thi tay nghề hàng năm. Trong đó hầu hết các công việc mà hiện tại một người công nhân điện gia dụng có thể làm chỉ dừng ở mức 2/7 tức tương ứng với mức sơ cấp nghề.

Nghề điện Công nghiệp – Sinh viên ra trường sẽ làm gì

  • Lắp đặt và bảo trì máy phát điện: bao gồm những phần việc như sửa chữa, lắp đặt và bảo dưỡng các máy phát điện một pha, quấn dây, sửa chữa các mạch tự động của máy…
  • Lắp đặt và vận hành động cơ không đồng bộ ba pha: thực hiện các công đấu dây, lắp đặt để tạo chiều quay cho động cơ hoặc đảo dòng điện chiều xoay chiều.
  • Lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện gia dụng: sửa chữa, lắp đặt các loại quạt, đèn, máy bơm, điều hòa, lò vi sóng, bàn ủi, bếp điện, bình nước nóng…
  • Lắp đặt, bảo trì máy biến áp: lắp mạch, quấn dây, sửa chữa mạch tự động, chỉnh lưu cho máy biến áp.
  • Lắp đặt, bảo trì thiết bị điều khiển và cảnh báo:lắp các mạch điện chiếu sáng, báo cháy, chống trộm, cửa tự động…
  • Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng: nối dây, đi dây điện, lắp đặt hệ thống ống luồn, lập bảng điện điều khiển, hệ thống ổ cắm; lắp đặt hệ thống đèn cao áp, đèn chiếu sáng….
  • Thực hiện các công việc bổ trợ nghề: đục kim loại, cưa, khoan, cắt, mài, hàn thiếc, uống ống , tạo ren….
  • Ngoài 7 công việc mang tính chuyên môn kể trên thì người học sửa chữa điện dân dụng còn có thể thực hiện những công việc khác như thực hiện các biện pháp an toàn lao động và quản lý công việc. Tuy nhiên những công việc này thường dành cho những người đã có kinh nghiệm công việc lâu năm đảm nhiệm.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:

  • Phiếu đăng kí xét tuyển theo mẫu của trường.
  • Học bạ, bằng Tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (Mỗi loại 02 bản sao có công chứng).
  • Giấy khai sinh (bản sao). Hộ khẩu photo công chứng. Chứng minh thư hoặc Căn cước công dân (photo công chứng)
  • Giấy tờ ưu tiên (nếu có).
  • 04 ảnh 4×6 và 2 ảnh 3×4.
  • Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên (có dán ảnh và đóng dấu xác nhận của CQĐP)

Để được hỗ trợ về thủ tục đăng ký nhập học, vui lòng liên hệ: 

THAM KHẢO THÔNG TIN ĐỊNH HƯỚNG CÁC NGÀNH NGHỀ HỆ CAO ĐẲNG TẠI ĐÂY:

  1. Ngành ngôn ngữ Nhật
  2. Ngành ngôn ngữ Hàn
  3. Ngành ngôn ngữ Anh
  4. Ngành kế toán
  5. Quản trị kinh doanh
  6. Ngành Dược
  7. Ngành điều dưỡng
  8. Ngành dinh dưỡng
  9. Ngành chăm sóc sắc đẹp
  10. Quản trị nhà hàng
  11. Hướng dẫn du lịch
  12. Kỹ thuật chế biến món ăn
  13. Công nghệ thông tin
  14. Thiết kế đồ họa
  15. Công nghệ may
  16. Công nghệ kỹ thuật ô tô
  17. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
  18. Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
  19. Điện dân dụng
  20. Điện công nghiệp
  21. Điện tử công nghiệp

https://tuyensinh.hcit.edu.vn/3-buoc-nop-ho-so-xet-tuyen-truc-tuyen-cao-dang-chinh-quy/