NHỮNG NGHỀ GẮN VỚI KINH TẾ SỐ SẼ “HOT”

0
1604
Học sinh nên cân nhắc kỹ trước khi chọn nghề (Ảnh: Nam Thái).

Những nhóm ngành nghề cần nhiều nhân lực giai đoạn 2021-2030 là những nghề gắn với kinh tế số.

12 nhóm ngành “hot”

Cứ đến mùa tuyển sinh là các bậc phụ huynh lại sốt sắng tìm hiểu các ngành nghề đang “hot”, đang có xu hướng phát triển, dễ tìm việc khi ra trường, có thu nhập cao, cơ hội thăng tiến…

Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM là người có thâm niên 40 năm làm trong ngành cung ứng nhân lực.

Thời điểm nào cũng có một số ngành nghề có nhu cầu lao động cao hơn ngành nghề khác. Dựa vào các chỉ số thống kê nhu cầu nhân lực thời gian qua cùng xu hướng phát triển kinh tế sắp tới, ông Trần Anh Tuấn dự báo có 12 nhóm ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao trong giai đoạn 2021 – 2030.

12 nhóm ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao giai đoạn 2021 – 2030

Ông Trần Anh Tuấn nhận định: “Trong 12 nhóm ngành nổi bật, một số lĩnh vực sẽ có sự phát triển về nhu cầu nhân lực là: Lập trình viên, khoa học dữ liệu; Điện, cơ khí; Xây dựng, kiến trúc, thiết kế; Kỹ thuật Y – Sinh; Công nghệ thực phẩm; Quản trị kinh doanh, thương mại điện tử, digital marketing, logistics và quản lý chuỗi cung ứng; Nông nghiệp công nghệ cao”.

Ông nhấn mạnh: “Trong thời đại công nghệ 4.0, những lao động tri thức phải am hiểu làm việc với robot thì mới phát triển. Thời kỳ của các bạn là kinh tế số, kỹ thuật số. Dù bạn có thù ghét máy móc công nghệ đến mức nào thì các bạn cũng phải sống chung với nó”.

Chọn nghề trong bối cảnh hiện nay

Ông Trần Anh Tuấn cho rằng: “Các bạn khi chọn nghề phải có tầm nhìn hơi xa một chút, nhu cầu dài hạn trong 5 năm tới, thậm chí là 10 năm tới. Dịch Covid-19 không thể kéo dài mãi, nó sẽ được khống chế và khi đó kinh tế phục hồi, nhu cầu nhân lực sẽ trở lại như xưa”.

Học sinh nên cân nhắc kỹ trước khi chọn nghề 

“Việc chọn nghề sẽ căn cứ vào thực trạng nghề nghiệp ở hiện tại cũng như dựa vào thống kê, dữ liệu dự đoán ngành nghề nào đó có xu hướng phát triển, cơ hội tìm việc làm tốt nhất. Đồng thời phải kết hợp với việc ngành nghề đó có phù hợp với năng lực, tính cách của người đang chọn hay không”.

5 điều kiện của nhân lực chất lượng cao

Về trình độ nghề nghiệp, ông Tuấn đề nghị các em học sinh nên cân nhắc năng lực và sở thích của mình để chọn bậc học phù hợp, không nhất thiết phải vào đại học mới là thành công.

“Một người có năng lực nghề nghiệp là người có thể hoàn thành các công việc được giao với chất lượng cao. Năng lực được đo đếm bởi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp…”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Xem thêm: