Tài chính Ngân hàng là gì ?
Tài chính ngân hàng là ngành học khá rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Cụ thể hơn, Tài chính Ngân hàng là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.
Liên quan đến Tài chính ngân hàng còn rất nhiều lĩnh vực chuyên sâu như Tài chính doanh nghiệp, Tài chính bảo hiểm, Tài chính thuế, chuyên ngành Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính…
Dù trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng hay trầm lặng, đây vẫn là ngành nghề cần thiết bởi ở lĩnh vực vi mô nó liên quan đến đến các dịch vụ luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế và vĩ mô hơn ngành Tài chính ngân hàng đóng vai trò định hướng chiến lược chính sách tiền tệ.
Tài chính Ngân hàng học những gì ?
Ngành tài chính ngân hàng học những gì? chính là chủ đề được quan tâm khá nhiều khi các bạn học sinh tìm hiểu về ngành này. Sinh viên ngành Tài chính ngân hàng được cung cấp kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa; Nắm bắt kiến thức vững chắc về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại; có chuyên môn sâu về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính.
Bên cạnh đó, người học còn được rèn luyện về bản lĩnh và khả năng tự nghiên cứu khi gặp vấn đề mới, đối đầu và ứng biến nhạy bén khi có rủi ro phát sinh liên quan đến tài chính, tiền tệ. Theo học ngành Tài chính ngân hàng, bạn được trang bị các môn học cụ thể như: Kinh tế vi mô, Nhập môn tài chính doanh nghiệp, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Quản trị học, Phương pháp phân tích định lượng, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Thị trường tài chính, Thẩm định tín dụng, Thanh toán quốc tế…
Một số chuyên ngành tiêu biểu của ngành Tài chính – Ngân hàng các bạn nên biết:
Ngân hàng: Chuyên ngành này sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về tài chính, ngân hàng, tiền tệ, quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản, các kiến thức về phát hành tiền, thẩm định hạn tín dụng. Các kiến thức về quản lý tài chính – tiền tệ hiện đại, quản trị tài chính trong doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và các định chế tài chính phi ngân hàng, các công cụ quản lý rủi ro tài chính, kiến thức về các quy trình hoạt động tài chính, thống kê, kế toán, thuế, bảo hiểm trong ngân hàng và doanh nghiệp…
Quản lý Tài chính công: Cung cấp các kiến thức quản lý tài chính công của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế để sinh viên có thể áp dụng khi thực hiện quản lý tài chính tại tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Cùng với đó, là các kiến thức về thiết kế, đánh giá và tư vấn về các chính sách công; nắm bắt và ứng dụng tốt các nguyên tắc quản trị khu vực công; các kỹ năng phân tích trong quản trị tài chính.
Tài chính doanh nghiệp: Đào tạo cử nhân kiến thức cơ bản về Tài chính doanh nghiệp, có kiến thức chuyên sâu về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Có khả năng thẩm định tài chính các dự án đầu tư, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; có kiến thức chuyên sâu về các nghiệp vụ huy động, quản lý và sử dụng vốn; nắm được các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, định giá, chứng khoán; am hiểu các quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định của luật thuế; nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật kinh doanh – thương mại, chính sách thuế…
Thuế: Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ có các kiến thức chuyên sâu về thuế như: am hiểu lý thuyết thuế, các chính sách thuế, các luật thuế; nắm chắc quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế, quy định về lập hồ sơ kê khai thuế; kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán thuế; nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật, các cam kết quốc tế về thuế.
Tài chính quốc tế: Chuyên ngành này đào tạo chuyên sâu về Tài chính quốc tế, các nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như: kinh doanh quốc tế (kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm…), thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế, tỷ giá hối đoái; am hiểu các quy trình, nghiệp vụ về tài chính quốc tế, các quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý dự án ODA, quản lý nợ, kế toán quốc tế, quản trị tài chính công ty đa quốc gia.
Đầu tư tài chính: Đào tạo các kiến thức chuyên sâu về đầu tư tài chính,các kỹ năng phân tích và dự báo thị trường, kỹ năng đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến thị trường Tài chính, đến rủi ro và cách thức quản lý rủi ro các công cụ đầu tư trên thị trường Tài chính; các hoạt động quản lý của cơ quan quản lý thị trường tài chính; hoạt động quản lý Nhà nước về thị trường tài chính và Đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán trong đầu tư tài chính; am hiểu các quy định của Nhà nước về thị trường tài chính và đầu tư tài chính. Nắm vững kiến thức bổ trợ về pháp luật có liên quan đến quản lý thị trường tài chính và đầu tư tài chính.
Để học tốt ngành Tài chính ngân hàng bạn cần những tố chất gì?
- Có khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt: Làm việc trong lĩnh vực ngân hàng đồng nghĩa với việc bạn luôn tiếp xúc với hàng loạt các con số và vô vàn các phép tính phức tạp. Do đó, việc học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Toán chính là điều kiện quan trọng cần có của người học ngành Tài chính ngân hàng. Bạn cũng cần có một trí nhớ tốt bên cạnh khả năng phân tích và đánh giá nhanh nhạy để giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến quản lý đầu tư sử dụng vốn.
- Luôn trung thực, cẩn trọng, chính xác: Nhân viên Tài chính ngân hàng là người tạo niềm tin và để tạo được niềm tin đó thì bạn phải là người trung thực. Bên cạnh đó, Tài chính ngân hàng là lĩnh vực khá nhạy cảm nên bạn phải luôn cẩn trọng, tỉ mỉ và chính xác trong công việc, chỉ cần một sai số nhỏ, bạn sẽ phải đối diện với những hậu quả khó lường.
- Có sự đam mê, sáng tạo, năng động: Là một nhân viên Tài chính ngân hàng, công việc của bạn sẽ gắn liền với tiền và những con số thường xuyên và liên tục. Chính vì vậy, đòi hỏi bạn phải có sự đam mê các công việc liên quan đến tiền. Niềm đam mê rất quan trọng, vì đam mê chính là chất xúc tác hiệu quả của quá trình sáng tạo. Bên cạnh đó, hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đòi hỏi bạn phải linh hoạt trong giao tiếp, nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý để giới thiệu dịch vụ, thuyết phục khách hàng…do đó nếu có tính năng động thì người học sẽ rất thành công với ngành này.
- Giỏi ngoại ngữ và tin học: Tin học văn phòng & ngoại ngữ là hai chiếc chìa khóa vàng của mọi ngành nghề chứ không riêng ngành nào. Đặc biệt hơn, đối với với Tài chính ngân hàng, điều này càng trở nên quan trọng và thật sự cần thiết. Vì bất kỳ nghiệp vụ nào của ngành ngân hàng cũng đòi hỏi biết sử dụng thành thạo máy tính. Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ của bạn cũng phải đủ để có thể giao tiếp với các đối tác hay thành viên trong công ty là người nước ngoài và đọc các tài liệu, viết báo cáo tài chính.
- Chịu được áp lực cao, biết quản lý thời gian hiệu quả: Làm việc với những con số luôn đặt các nhân viên Tài chính ngân hàng vào trạng thái căng thẳng. Vậy nên, bạn phải có sức khỏe và tinh thần tốt. Bên cạnh đó, bạn phải biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ mà không hao tổn sức lực và mất những khoản thời gian vô ích.
Tài chính ngân hàng thực sự không khó và nếu có những yếu tố nói trên, bạn có thể đáp ứng được yêu cầu của nghề Tài chính ngân hàng. Tất nhiên, để trở thành một chuyên viên Tài chính ngân hàng thành công bạn cần sở hữu thêm một số yêu cầu khác nữa. Học Cao đẳng Tài chính ngân hàng – Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết và phát huy tối đa những tố chất mà một chuyên viên Tài chính ngân hàng cần phải có.
Học ngành Tài chính ngân hàng ra trường có thể làm những công việc gì?
Việc luân chuyển tiền tệ luôn được vận hành giống như các mạch máu trong cơ thể vì nó có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống nên dù nền kinh tế có phát triển hay khủng hoảng thì triển vọng việc làm của ngành không bao giờ hạn hẹp.
Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – ngân hàng có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
– Chuyên viên tín dụng ngân hàng;
– Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại,
– Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế,
– Nhân viên kinh doanh ngoại tệ;
– Chuyên viên kinh doanh tiền tệ;
– Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn;
– Chuyên viên tài trợ thương mại;
– Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp;
– Chuyên viên định giá tài sản;
– Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán
– Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp
– Giảng viên ngành tài chính ngân hàng …
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng?
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành tài chính là vô tận. Có rất nhiều vị trí khác nhau trong những mảng khác nhau của ngành tài chính để bạn lựa chọn.
Với những vị trí nghề nghiệp khá hấp dẫn trên sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – ngân hàng có thể dự tuyển vào vị trí ở các cơ quan khác như:
– Ngân hàng thương mại;
– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, quỹ đầu tư, …)
– Các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Ngân hàng trung ương, Cục Thuế, Hải quan;
– Công ty kiểm toán;
– Công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán
– Bộ phần tài chính của các công ty, tập đoàn vừa và lớn
– Phòng Kế hoạch – Tài chính của Các trường đại học, học viện, cao đẳng …
Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:
– Phiếu đăng kí xét tuyển theo mẫu.
– Học bạ, bằng Tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (2 bản sao có công chứng).
– Giấy khai sinh (bản sao), Hộ khẩu photo công chứng.
– Giấy tờ ưu tiên nếu có.
– 04 ảnh 4×6 và 2 ảnh 3×4.
– Hồ sơ học sinh, sinh viên.
Địa chỉ tư vấn và nhận hồ sơ:
Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội
Số 54A1 đường Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0243.2216.292; Hotline: 0936.717172
Website: https://tuyensinh.hcit.edu.vn/
Xem thêm các ngành nghề đạo tạo hệ cao đẳng:
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-duoc/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-dieu-duong/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-dinh-duong/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-ngon-ngu-anh/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-ngon-ngu-han-quoc/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-ngon-ngu-nhat/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-ke-toan/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/nganh-quan-tri-kinh-doanh-hoc-gi-va-lam-gi/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-huong-dan-vien-du-lich/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-quan-tri-nha-hang/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-ky-thuat-che-bien-mon-an-he-cao-dang/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-cong-nghe-thong-tin/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-cong-nghe-may/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-thiet-ke-do-hoa/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-nganh-cong-nghe-ky-thuat-dien-dien-tu/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-ky-thuat-dien-lanh-va-dieu-hoa-khong-khi/
- https://tuyensinh.hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-dien-dan-dung/