THÔNG TIN VỀ NGÀNH KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN

0
3048

Du lịch và nhu cầu phát triển của cuộc sống trong những năm gần đây đã mở ra cơ hội rất lớn cho nghề nấu ăn, phục vụ nhà hàng, đưa nó trở thành một nghề khá “hot” hiện nay.

1. Tìm hiểu về ngành chế biến món ăn

Có nhiều bạn khi nghe tới ngành kỹ thuật chế biến món ăn đều nghĩ chắc sẽ được học cách nấu ăn. Nhiều người thì tự tin về tay nghề nấu ăn của mình nên cảm thấy không cần thiết phải học cũng có thể làm. Những suy nghĩ đó đều là sai lầm về kỹ thuật chế biến món ăn.

Trên thực tế có nhiều người đang làm trong ngành kỹ thuật chế biến món ăn với vai trò đầu bếp chính nhưng chưa qua trường lớp. Đúng là như vậy, và tất cả thành quả cùng những người đó đều là sự thăng tiến từng bậc. Ban đầu có thể chỉ với vai trò rửa bát, nhặt rau,… rồi vươn lên. Để làm được thành công đột phá đó cần nhiều thời gian và rất nhiều năm kinh nghiệm. Nhưng nếu học kỹ thuật chế biến món ăn thì khác.

Kỹ thuật chế biến món ăn không chỉ là học các công thức, cách nấu món ăn ngon. Mà ngành này còn cung cấp cho người học những kiến thức về thực phẩm. Cách “làm bạn” với thực phẩm, cách kết hợp chúng sao cho món ăn có cả hương và vị.

Kỹ thuật chế biến món ăn là gì? Có nên học kỹ thuật chế biến món ăn? | by tuyetkynauan | Medium

2. Điểm chuẩn ngành kỹ thuật chế biến món ăn

  • Ngành kỹ thuật chế biến món ăn có mã ngành: 6810207

Điểm chuẩn ngành Dinh dưỡng năm 2018 của các trường dao động trong khoảng từ 15 đến 21.5 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.

3. Cơ hội việc làm ngành chế biến món ăn

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở những vị trí như:

  • Đầu bếp tại các cơ sở kinh doanh ẩm thực và phục vụ ăn uống như: Nhà hàng – Khách sạn, resort, trung tâm tiệc cưới, quán ăn, làng nướng, căn tin, bếp ăn tập thể, bếp ăn công nghiệp, bếp ăn ở trường học, bếp ăn ở bệnh viện, cafeteria.
  • Quản lý bộ phận ẩm thực tại các cơ sở kinh doanh ẩm thực và phục vụ ăn uống.
  • Nhân viên bộ phận phát triển sản phẩm tại các cơ sở chế biến, sản xuất thực phẩm.
  • Chuyên viên nghiên cứu phát triển ẩm thực tại các bếp ăn thử nghiệm, trung tâm nghiên cứu ẩm thực.
  • Cán bộ giảng dạy tại các trường học, trung tâm, cơ sở đào tạo về lĩnh vực ẩm thực.
  • Tự khởi nghiệp và kinh doanh ẩm thực.

4. Những kiến thức và kỹ năng nhận được sau khi học xong ngành kỹ thuật chế biến món ăn

– Kiến thức:
+ Trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng.
+ Cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Quản trị tác nghiệp, sinh lý dinh dưỡng, thương phẩm và an toàn thực phẩm.
+Cung cấp các kiến thức bổ trợ về nghiệp vụ chế biến món ăn như: Văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, hạch toán định mức, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng, kỹ thuật trang trí cắm hoa;
+ Cung cấp cho người học những kiến thức khác có liên quan đến nghề Kỹ thuật chế biến món ăn.
+ Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ.
– Kỹ năng:
+ Hình thành cho người học các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản trong chế biến món ăn trong khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác.
+ Khả năng làm việc độc lập; tham gia làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cơ bản.
+ Rèn luyện cho người học sức khoẻ, đạo đức và ý thức kỷ luật cao.
+ Người học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

5. Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:

– Phiếu đăng kí xét tuyển theo mẫu.

– Học bạ, bằng Tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (2 bản sao có công chứng).

– Giấy khai sinh (bản sao), Hộ khẩu photo công chứng.

– Giấy tờ ưu tiên nếu có.

– 04 ảnh 4×6 và 2 ảnh 3×4.

– Hồ sơ học sinh sinh viên.

6. Địa chỉ liên hệ: