THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ (HỆ TRUNG CẤP)

0
2050

Trong thời đại công nghiệp hóa như ngày nay, lĩnh vực điện – điện tử chi phối tất cả mọi mặt của cuộc sống con người, và trở thành ngành nghề quan trọng trong đời sống, sản xuất kinh doanh. Vậy ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử là gì? ngành này ra trường làm gì? thu nhập ra sao? 

1. Tìm hiểu ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử 

Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử (tiếng Anh là Electrical and Electronic Engineering Technology) là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông. Ngành này liên quan đến các lĩnh vực: sản xuất, truyền tải, phân phối, biến đổi và sử dụng điện năng, triển khai áp dụng kỹ thuật công nghệ vào lĩnh vực kỹ thuật điện cho các máy móc thiết bị, các dây truyền sản xuất trong nhà máy xí nghiệp nhằm mục đích tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm và giải phóng sức lao động trực tiếp cho con người.

2. Các khối thi vào ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử 

– Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • Khối A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • Khối A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • Khối A02 (Toán, Vật Lý, Sinh Học)
  • Khối B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
  • Khối C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
  • Khối D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
  • Khối D90 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh)

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử

Mức điểm chuẩn ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử năm 2020 của các trường đại học, cao đẳng giao động trong khoảng 14 – 21 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.

4. Sinh viên hệ trung cấp công nghệ kỹ thuật điện, điện tử được đào tạo các kỹ năng gì?

– Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng thiết bị điện, điện tử  dân dụng.

– Sửa chữa được các thiết bị điện tử dân dụng như: Ampli, bếp từ, lò vi sóng …

– Sửa chữa được các thiết bị điện dân dụng như: Quạt điện, máy điện, nồi cơm điện, bình nóng lạnh …

– Sử dụng thành thạo các phần mềm lập trình, thiết kế mạch chuyên dụng.

– Thi công, giám sát, vận hành các hệ thống điện tòa nhà cao tầng, phân xưởng, nhà máy.

5. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

– Làm việc tại các cửa hàng, công ty, nhà máy, xí nghiệp như công ty Sam Sung, Canon, tập đoàn điện lực Việt Nam … với vai trò thi công, bảo trì, bảo hành các hệ thống, các thiết bị điện, điện tử

– Kỹ thuật viên vận hành, bảo dưỡng thiết bị điện, điện tử và các dây chuyền sản xuất công nghiệp, các tòa nhà, khu chung cư.

– Tự mở cửa hàng kinh doanh, sửa chữa các thiết bị điện, điện tử dân dụng.

6. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Công nghệ điện, điện tử thì bạn cần hội tụ những tố chất và kỹ năng sau:

  • Có sự đam mê khoa học;
  • Có sự năng động, sáng tạo trong công việc;
  • Khả năng kiên trì, ham học hỏi;
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin tốt;
  • Kỹ năng làm việc nhóm;
  • Kỹ năng quản lý, tổ chức, điều hành;
  • Có kỹ năng phát hiện, xử lý nhanh vấn đề chuyên ngành;
  • Kỹ năng về ngoại ngữ;
  • Kỹ năng tin học.

7. Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:

– Phiếu đăng kí xét tuyển theo mẫu.

– Học bạ, bằng Tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (2 bản sao có công chứng).

– Giấy khai sinh (bản sao), Hộ khẩu photo công chứng.

– Giấy tờ ưu tiên nếu có.

– 04 ảnh 4×6 và 2 ảnh 3×4.

– Hồ sơ học sinh sinh viên.

8. Địa chỉ liên hệ:

Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội

Số 54A1 đường Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0243.2216.292; Hotline: 0936.717172

Website: hcit.edu.vn.