NGÀNH TIẾNG TRUNG HỌC GÌ VÀ RA TRƯỜNG LÀM VIỆC Ở ĐÂU?

0
1900

1. Ngành tiếng Trung là gì?

Ngành tiếng Trung là ngành học cách sử dụng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và hiểu Ngôn ngữ Trung Quốc và tìm hiểu toàn bộ hoạt động liên quan đến công tác nghiên cứu, khám phá các lĩnh vực như: ngoại giao, thương mại, du lịch, kinh tế,… Ngành tiếng Trung đã được đào tạo tại Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ 20 đến nay và ngày càng phát triển, với hệ thống trường đào tạo từ  đại học công lập, cao đẳng cho đến các trung tâm với những khóa học dài – ngắn khác nhau.

Các nội dung đào tạo của chuyên ngành Tiếng Trung Quốc

Ngành Tiếng Trung hay Ngôn ngữ Trung Quốc tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam được xây dựng với chương trình đào tạo tiêu chuẩn, đáp ứng đầy đủ các nội dung chuyên ngành:

  • Kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa
  • Kiến thức về tiếng
  • Khối kiến thức các ngành nghề ứng dụng tiếng Trung

Trong khối kiến thức về Tiếng, sinh viên được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu với: Kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Trung; ngữ văn âm tự, ngữ pháp Hán ngữ hiện đại – Hán ngữ văn phòng; khẩu ngữ Hoa văn thương mại và ứng dụng,… Với hệ thống kiến thức này, sau tốt nghiệp, sinh viên có thể sử dụng tiếng Trung được thành thạo, lưu loát trong công việc và giao tiếp hàng ngày.

Phân biệt ngành tiếng Trung và các ngành học khác về Trung Quốc

Trong hệ giáo dục Việt Nam, về khối ngành liên quan đến Trung Quốc hiện bao gồm một số ngành học: Ngôn ngữ Trung Quốc, Trung Quốc học, Sư phạm tiếng Trung.

So với Ngôn ngữ Trung, hai chuyên ngành Trung Quốc học và Sư phạm Tiếng Trung có những sự khác biệt trong nội dung giảng dạy:

Chuyên ngành Trung Quốc học:

Trung Quốc học thường là một trong các ngành của Khoa Đông Phương. Chuyên ngành này có 50% thời lượng chương trình đào tạo Ngôn ngữ Trung, và 50% còn lại là về đất nước và con người Trung Quốc.

Sau tốt nghiệp, sinh viên được trang bị những kiến thức về tiếng Trung cũng như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử, địa lý, chính sách đối ngoại của đất nước xứ sở phương Bắc.

Chuyên ngành Sư phạm Tiếng Trung:

Học sư phạm tiếng Trung, sinh viên được trang bị tri thức về hoạt động dạy và sự hiểu biết về người học trong những hoàn cảnh cụ thể; có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như khả năng giao tiếp, xác định và giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề).

Cử nhân ngành Sư phạm Tiếng Trung có thể trở thành cán bộ giảng dạy tại các bậc học, cán bộ quản lý chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu tiếng Trung Quốc nói riêng và ngành sư phạm nói chung.

2. Ngành tiếng Trung được đào tạo chính quy ở đâu?

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc được đào tạo chính quy tại các trường đại học, cao đẳng trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Trong đó, có thể điểm tên theo nhóm trường trọng điểm:

Các trường đại học công lập:

  • Đại học Hà Nội
  • Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
  • Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Sư phạm Tp.HCM

Các trường đại học ngoài công lập:

  • Đại học Thăng Long
  • Đại học dân lập Phương Đông
  • Đại học Đại Nam
  • Đại học Thủ đô Hà Nội
  • Trường đại học Công nghệ Tp.HCM

Các trường cao đẳng:

3. Vấn đề tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Việt Nam

Mã ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc được tuyển sinh hàng năm, chiêu mộ những nhân tài mang quốc tịch Việt Nam và quốc tế với mã ngành tuyển sinh như sau:

  • Mã ngành hệ đại học ngôn ngữ Trung : 7220204
  • Mã ngành hệ cao đẳng ngôn ngữ Trung : 6220209

Các trường đào tạo tiếng Trung Quốc xét tuyển những khối/tổ hợp môn nào?

Ngành Ngôn ngữ Trung được tổ chức tuyển sinh thông qua hình thức xét tuyển với kết quả quả kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia hoặc học bạ THPT.  Các tổ hợp bộ môn được áp dụng xét tuyển bao gồm:

  • D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
  • D04: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Trung
  • D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ Văn, Địa lý, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa lý
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • C15: Toán, Ngữ Văn, Khoa học Xã hội

Các phương thức tuyển sinh ngành Tiếng Trung

Các phương thức tuyển sinh cho ngành đào tạo tiếng Trung hiện đang được áp dụng có thể điểm tên như:

  • Xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia
  • Xét điểm học bạ
  • Tuyển thẳng: đối tượng dự bị đại học (với các trường đại học công lập) hoặc có chứng chỉ quốc tế hợp lệ (với một số trường đại học).

Tùy vào định hướng giảng dạy và số lượng chỉ tiêu hàng năm mà mỗi trường sẽ áp dụng một hoặc đồng thời các hình thức tuyển sinh. Trong đó, hầu hết các trường đều áp dụng song song cả hai phương thức: xét tuyển học bạ và xét tuyển kết quả thi THPT.

Chương trình học ngành ngôn ngữ tiếng Trung Quốc

Chương trình học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có sự khác biệt nhất định giữa các trường đào tạo. Tuy nhiên, mỗi trường giảng dạy chuyên ngành này đều đáp ứng cơ bản những nội dung sau:

  • Khối kiến thức chung, kiến thức theo lĩnh vực, khối ngành .
  • Khối kiến thức theo nhóm ngành.
  • Kiến thức về Ngôn ngữ – Văn hóa.
  • Kiến thức về Tiếng .
  • Khối kiến thức ngành: Định hướng chuyên ngành với các môn học bắt buộc, tự chọn, bổ trợ của các chuyên ngành: Phiên dịch, Du lịch, Kinh tế, Trung Quốc học.
  • Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp.

Chuẩn đầu ra ngành ngôn ngữ tiếng Trung ở Việt Nam

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Việt Nam được các trường đại học, cao đẳng đào tạo hướng tới chuẩn đầu ra đạt các tiêu chí cụ thể:

  • Ngành Ngôn ngữ Trung hệ đại học

Về cơ sở ngành:

Nắm vững và vận dụng đươc khối kiến thức cơ sở ngành tiếng Trung Quốc trong giao tiếp, trong học thuật và trong các học phần kiến thức chuyên ngành.

Về kiến thức chuyên ngành:

  • Biết, hiểu những khái niệm, bản chất của ngôn ngữ và một số vấn đề liên quan đến ngôn ngữ. Phân tích, nhận diện các đơn vị, các bộ phận của ngôn ngữ Trung Quốc.
  • Có kiến thức nghề nghiệp (ngôn ngữ, văn hóa giáo dục, phong tục tập quán, đất nước và con người Trung Quốc) vững chắc để làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực có sử dụng tiếng Trung Quốc.
  • Nắm vững các kiến thức cơ bản các lĩnh vực ̣thương mai, tiếp thị, quản trị, luật thương mại, kiến thức nền tảng về tổ chức hoạt động kinh doanh và phát triển doanh nghiêp, hệ thống thuật ngữ tiếng Trung Quốc dùng trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, tiếp thị, thương mại dịch vụ,…
  • Nắm vững kiến thức về biên dịch và soan ̣thảo văn bản; kiến thức về lý thuyết biên phiên dịch.

Về Kỹ năng ngôn ngữ:

Có trình độ tiếng Trung Quốc (Nghe, Nói, Đọc, Viết) tương đương chuẩn HSK cấp 6

Về Kỹ năng chuyên ngành:

  • Có khả năng giao tiếp tốt, có thể thưc hiện ̣được các buổi đàm phán, ký hợp đồng bằng tiếng Trung Quốc.
  • Có khả năng vận dụng tốt các mảng kiến thức chuyên ngành thương mại trong các lĩnh vực thông thương, du lịch quốc tế.
  • Có khả năng biên phiên dịch tốt trong các lĩnh vực thương mại, văn hóa, du lịch.
  • Có thể hoàn thành tốt các giờ giảng tiếng Trung Quốc ở các trung tâm ngoại ngữ.
  • Có khả năng soạn thảo tốt các văn bản hành chính tiếng Việt và tiếng Trung Quốc.

Về Kỹ năng mềm:

  • Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, đàm phán và thương lượng, làm viêc̣ nhóm, thuyết trình, phương pháp học tập hiệu quả.
  • Khả năng tự tin và tạo thiện ̣ cảm khi giao tiếp, đàm phán, thương lượng với thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, hòa nhập được với tập thể và phát huy năng lực bản thân .
  • Biết cách làm việc khoa học, có thể làm việc nhóm và biết cách sắp xếp thời gian để làm việc hiệu quả .
Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc hệ cao đẳng:
  • Tương tự như hệ đại học, cử nhân cao đẳng Ngôn ngữ Trung Quốc được trang bị đầy đủ kiến thức về cơ sở ngành, chuyên ngành và những kỹ năng bổ trợ. Về trình độ tiếng, chuẩn đầu cao đẳng ngành Ngôn ngữ Trung hiện nay tối thiểu đạt trình độ HSK4 theo hệ quy chiếu trình độ của kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Trung HSK.
  • Tiêu chuẩn đầu ra về tiếng để được công nhận tốt nghiệp tại mỗi trường khác nhau, tuy nhiên, sinh viên nên thi chứng chỉ để đáp ứng yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng cũng như nộp hồ sơ du học. Hai loại hình chứng chỉ được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là chứng chỉ HSK4 và HSKK.

4. Học tiếng Trung ra trường làm gì? Ở đâu?

Khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Trung, các cử nhân có thể thử sức với những công việc dưới đây:

  • Biên tập – biên dịch – phiên dịch viên: Đây là những công việc khá hấp dẫn, phù hợp với những sinh viên có sự tỉ mỉ và tính nhẫn nại cao.
  • Giáo viên ngoại ngữ: Nếu có thêm kỹ năng sư phạm, cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn công việc này. Bên cạnh hệ thống các trường học, bạn có thể đứng lớp tại các trung tâm du học, ôn thi HSK hay làm gia sư dạy kèm tiếng Trung.
  • Hướng dẫn viên du lịch: Nhu cầu tuyển dụng hướng dẫn viên tiếng Trung hàng năm luôn khá cao. Đảm nhiệm công việc này, cử nhân Ngôn ngữ Trung được phát huy hết năng lực của mình trong việc tổ chức những chuyến tham quan cho du khách Trung đến Việt Nam cũng như người Việt đến thăm các địa danh Văn hóa – Lịch sử tại đất nước Trung Hoa.
  • Nhân viên các công ty xuất nhập khẩu: Thành thạo tiếng Trung chính là tiền đề để bạn ứng tuyển vào những công ty lĩnh vực Xuất nhập khẩu với mức lương tốt và cơ hội thăng tiến cao.
  • Chuyên viên các phòng ban tại doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc: Đảm nhiệm công việc chuyên viên marketing, quan hệ công chúng, kỹ thuật viên, lập trình viên tại các doanh nghiệp liên kết Trung hay có vốn đầu tư Trung Quốc là công việc năng động, mang lại mức thu nhập khá ổn định cho những cử nhân mong muốn làm việc trong môi trường doanh nghiệp.
  • Kinh doanh mặt hàng Trung Quốc: Biết tiếng Trung tạo tiền đề thuận lợi cho việc tự kinh doanh với việc order hoặc nhập hàng Trung Quốc từ “tận xưởng”. Việc tự liên hệ mua hàng từ nhà sản xuất giúp người bán dễ dàng kiểm soát được chất lượng sản phẩm và giảm chia sẻ lợi nhuận với các bên trung gian.

5. Mức lương dành cho cử nhân chuyên ngành Tiếng Trung

Thu nhập của của nhân tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ Trung tùy thuộc vào hạng mục công việc, thời gian làm việc và năng lực của bản thân mỗi người. Trong đó, có thể điểm tên mức lương cho một số nhóm công việc tiêu biểu như sau:

  • Biên – Phiên dịch viên: 10 – 12 triệu đồng/tháng
  • Giáo viên ngoại ngữ: ≥ 12 triệu đồng/tháng.
  • Hướng dẫn viên du lịch: dao động 15 – 30 triệu đồng (chưa tính tiền tip thêm của khách)
  • Chuyên viên các phòng ban trong doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam: không dưới 500$/tháng.

6. Cơ hội du học cho sinh viên ngành tiếng Trung

Cơ hội du học cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung khá cao bởi sự hợp tác giữa các trường đại học, cao đẳng hai nước vẫn đang duy trì rất tốt đẹp. Đồng thời, song hành đó là sự hợp tác hữu nghị giữa hai nước cũng như nền giáo dục của hai quốc gia.

Trong quá trình học tập tại trường, các bạn sinh viên có thể đăng ký và cố gắng “rinh” học bổng từ một phần tới toàn phần. Ngoài ra, không ít bạn trẻ đã có cơ hội học tập tại đất nước tỉ dân theo những chương trình trao đổi sinh viên.

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là gì và những thông tin về ngành học chắc hẳn đã được bạn hiểu rõ thông qua bài viết trên. Ngành học ngoại ngữ này vẫn luôn không ngừng “hạ nhiệt”,  kỳ tuyển sinh năm học 2022 – 2023, hứa hẹn chiêu mộ những tài năng mới, cũng như tạo cơ hội học tập cho tất cả những bạn thực sự có đam mê và quyết tâm theo đuổi.

Để biết thêm thông tin chi tiết về ngành ngôn ngữ Trung Quốc, vui lòng liên hệ:

Phòng tuyển sinh Trường cao đẳng công thương Hà Nội

  • Số 54A1 đường Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại: 0243.2216.292; Hotline: 0936.717172
  • Website: hcit.edu.vn.

Hoặc đăng ký xét tuyển ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại link bên dưới: