‘Bí quyết’ quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường dạy nghề trong bối cảnh mới

0
744

‘Bí quyết’ quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường dạy nghề trong bối cảnh mới

TS. Bùi Văn Hưng – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ Nghệ II.

Đào tạo nguồn nhân lực theo hướng “cầu” chính là đáp ứng nhu cầu của bản thân cá nhân người lao động, của xã hội và của người sử dụng lao động.

Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới, từng bước phát triển nền kinh tế tri thức, xây dựng xã hội học tập.

Trước bối cảnh đó, hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phải thực hiện tốt nhiệm vụ: “Đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, trình độ và chất lượng cao cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, nâng cao tiềm năng trí tuệ của đất nước”.

Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu ngành nghề trong nền kinh tế. vì vậy ngành Giáo dục và Đào tạo phải góp phần điều chỉnh cơ cấu lao động và trình độ đào tạo cho phù hợp với yêu cầu kinh tế. Việc này liên quan trực tiếp tới hoạt động giáo dục hướng nghiệp (GDHN) trong trường phổ thông, cũng như trong các cơ sở GDNN.

‘Bí quyết’ quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường dạy nghề trong bối cảnh mới - Ảnh 1.

TS. Bùi Văn Hưng – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ Nghiệ II (thứ 2 từ phải qua) cùng các giáo viên đang tư vấn tuyển sinh trực tuyến trong mùa dịch Covid – 19.

Thực trạng hiện nay, tỷ lệ học sinh bỏ học, xin chuyển nghề, đổi nghề ở các cơ sở GDNN tương đối cao, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến những yếu tố trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay trong các cơ sở GDNN chưa thực hiện tốt GDHN cho học sinh.

Là một người có thâm niên trong quá trình quản lý đào tạo ở cơ sở GDNN, TS. Bùi Văn Hưng – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ Nghệ II đã nhiều lần tổ chức khảo sát chất lượng đào tạo và lấy ý kiến của một số chuyên gia về hiệu quả đào tạo nhân lực.

Kết quả khảo sát và trưng cầu ý kiến của chuyên gia đã làm rõ mấy vấn đề như: Nhiều học sinh đã được tuyển vào cơ sở GDNN nhưng chưa nhận thức được ý nghĩa, vị trí của nghề mình chọn trong hệ thống trường đào tạo nghề; Tuy hoạt động GDHN được tổ chức nhưng chưa được rõ ràng, chưa phù hợp trong bối cảnh đổi mới giáo dục, dạy nghề.

Từ các khảo sát cho thấy hướng nghiệp ở cơ sở GDNN giúp cho học sinh chọn được một nghề cụ thể phù hợp trong một số nghề mà trường đang đào tạo. Do vậy, đặc trưng hướng nghiệp ở cơ sở GDNN là thích ứng nghề. Vì thích ứng nghề chỉ xuất hiện khi học sinh bắt đầu học nghề, được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện tay nghề trong các cơ sở GDNN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

‘Bí quyết’ quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường dạy nghề trong bối cảnh mới - Ảnh 2.

Cuốn sách “Quản lý Giáo dục hướng nghiệp ở các trường dạy nghề trong bối cảnh mới” do tS. Bùi Văn Hưng biên soạn.

Từ thực tế trên, TS. Bùi Văn Hưng đã biên soạn cuốn sách “Quản lý Giáo dục hướng nghiệp ở các trường dạy nghề trong bối cảnh mới”.

Nội dung của cuốn sách được cấu thành 3 phần: Công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường dạy nghề; Một số bài viết về giáo dục hướng nghiệp trong trường dạy nghề của tác giả đã được công bố; Dự báo nhu cầu nhân lực.

Cuốn sách đã đề cập đến gải pháp triển khai GDHN trong các trường nghề, quy trình tư vấn hướng nghiệp, chọn nghề cho học sinh, mô hình hướng nghiệp tuyển sinh ở cơ sở GDNN…. Đây là một tài liệu rất hữu ích cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham khảo, vận dụng vào hướng nghiệp, tuyển sinh trong đào tạo đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động góp phần phát triển bền vững các trường dạy nghề.

Chia sẻ với phóng viên báo Dân sinh, TS. Bùi Văn Hưng cho biết: “Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Sự đổi mới căn bản và toàn diện GDNN không thể bỏ qua công tác hướng nghiệp trong tuyển sinh. Cơ sở GDNN mà không tuyển sinh thông qua hướng nghiệp thì không thể gọi là cơ sở GDNN đổi mới. Nội dung hướng nghiệp trong cơ sở GDNN phải được coi trọng bởi làm tốt công việc này, các cơ sở GDNN sẽ tuyển sinh hiệu quả, giảm được tỷ lệ bỏ học, góp phần phát triển bền vững”.

Nguồn: Baodansinh.vn