BẰNG ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG CÓ GHI CHỮ LIÊN THÔNG KHÔNG?

0
1707

Điều 2 Thông tư số 27/2019/TT-BGDĐT quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học quy định 10 nội dung ghi trong bằng đại học.

Học đại học và có tấm bằng đại học là mong muốn của rất nhiều người, tuy nhiên nhiều người không có điều kiện để theo học đại học chính quy và chỉ có thể theo học đại học theo hình thức liên thông.

Hiện nay, theo quy định mới thì bằng đại học chính quy và bằng đại học liên thông sẽ tương tự nhau, hay nói cách khác thì bằng đại học chính quy hay bằng đào tạo liên thông đại học sẽ không phân biệt được. Và ở trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ quy định về việc cấp bằng đại học cũng như giải đáp câu hỏi bằng đại học có ghi chữ liên thông không?

Bằng Đại học có ghi chữ Liên thông không?

Bằng đại học liên thông là chứng chỉ chứng nhận người học đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học theo hình thức liên thông.

Liên thông đại học là hình thức đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai tuyển sinh, đào tạo ở một số trường. Do đó, chương trình liên thông hệ đại học của các trường đại học, học viện sẽ luôn đảm bảo các yếu tố:

– Giáo trình chuẩn

– Giảng viên mẫu mực, giỏi về chuyên ngành

– Môi trường học tốt, có tính cọ xát với thực tế cao.

Chính vì thế, sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành vững vàng và được cấp bằng đại học tương tự như những sinh viên đào tạo theo hệ chính quy tại trường đại học. Vậy bằng đại học có ghi chữ liên thông không?

Trước đây, theo quy định tại Thông tư 19/2011/TT-BGDĐT quy định ban hành mẫu bằng tốt nghiệp đại học tại Phụ lục Cách ghi các nội dung trên bằng tốt nghiệp đại học hướng dẫn Ghi “Chính quy” hoặc một trong các hình thức “Vừa làm vừa học”, “Học từ xa”, “Tự học có hướng dẫn”. Tức là trong nội dung bằng đại học sẽ ghi rõ hình thức liên thông.

Tuy nhiên, từ ngày 01 tháng 03 năm 2020 khi Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT có hiệu lực thì các nội dung chính ghi trên bằng tốt nghiệp đại học chỉ ghi về trình độ đào tạo (bằng cử nhân), ngành đào tạo…

Như vậy, với câu hỏi bằng đại học có ghi chữ liên thông không? thì hiện nay sẽ không có chữ “liên thông” trên bằng.

Quy định mới về cấp bằng Đại học Liên thông

Việc cấp bằng đại học sẽ được thực hiện sau khi sinh viên hoàn thành chương trình đạo tạo của cơ sở giáo dục. Quy định mới về cấp bằng ở đây là những điểm mới được ghi trên bằng đại học. Cụ thể, theo Điều 2 Thông tư số 27/2019/TT-BGDĐT quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học quy định 10 nội dung ghi trong bằng đại học bao gồm:

1Tiêu đề:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

2. Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương).

3. Ngành đào tạo.

4. Tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng.

5. Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng.

6. Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng.

7. Hạng tốt nghiệp (nếu có).

8. Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng.

9. Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định;

10. Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng.

 

Bên cạnh đó, Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT còn quy định các nội dung chính ghi trên văn bằng bao gồm:

+ Thông tin của người được cấp bằng (họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh)

+ Thông tin về văn bằng: tên sơ sở đào tạo, chuyên ngành, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo khung đào tạo trình độ quốc gia, hình thức

+ Thông tin về nội dung học, kết quả học tập

+ Thông tin kết nối với văn bằng: mã số sinh viên, số hiệu văn bằng

Như vậy, khác với quy định cũ, bằng đại học từ năm 2020 sẽ chỉ ghi theo trình độ đào tạo, như đào tạo trình độ đại học sẽ là bằng cử nhân

Sự khác nhau giữa bằng Liên thông và bằng chính quy

Thực chất, về đào tạo đại học chính quy hay liên thông đại học đều thuộc hệ thống giáo dục của bậc đại học và được cấp bằng có giá trị tương đồng. Sự khác biệt về đại học chính quy và liên thông đại học nằm ở quy chế tuyển sinh và chương trình học. Cụ thể như sau:

Tiêu chíBằng đại học chính quyBằng đại học liên thông
Quy chế tuyển sinhQuy chế tuyển sinh đại học chính quy được áp dụng cho tất cả các bạn học sinh trong cả nước sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương có ý định học tiếp lên đại học.Hình thức liên thông đại học áp dụng cho những sinh viên đã tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên nghiệp và đào tạo nghề có mong muốn học lên đại học để có bằng đại học và nâng cao kiến thức chuyên môn trong chuyên ngành.Sinh viên học liên thông đại học sẽ trải qua một kỳ thi liên thông và mất nhiều thời gian học hơn so với hệ đại học chính quy
Chương trình đào tạoTài liệu giảng dạy chi tiết hơn và  có khoảng thời gian đào tạo từ 4 đến 6 năm tùy theo ngành họcCó tài liệu giảng dạy khác so với hệ đại học chính quy và chủ yếu chỉ dạy thêm và nâng cao kiến thức chuyên ngành trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm.

Bên cạnh 02 tiêu chí khác nhau trên thì bằng tốt nghiệp đại học và bằng liên thông đại học sẽ có sự khac nhau ở số hiệu văn bằng.