Nhiều năm nay Trường Cao đẳng Công Thương không ngừng nỗ lực, phấn đấu là địa chỉ đào tạo uy tín, tin cậy đối với phụ huynh và xã hội.
Luật Giáo dục mới được Quốc hội thông qua năm 2019 (hiệu lực từ 1/7/2020) có những điều khoản tác động đến công tác hướng nghiệp, phân luồng và liên thông trong giáo dục.
Trong đó, luật mở đường cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được học nghề kết hợp học văn hóa, đủ điều kiện sẽ liên thông lên các trình độ cao hơn.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng có chính sách khuyến khích các trường mở hệ trung cấp, cao đẳng 9+. Đây là mô hình tốt, hiệu quả và đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng cách đây vài thế kỷ.
Vài năm trở lại đây, Trường Cao đẳng Công Thương Hà Nội đã thực hiện tốt công tác tổ chức thực hiện việc tuyển sinh và phối hợp đào tạo hệ hai văn bằng (mô hình 9+) cho đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.
Trường có hơn 40 ngành nghề đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của thành phố Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung.
Từ năm 2016, Nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tổ chức thực hiện việc tuyển sinh và phối hợp đào tạo hệ hai văn bằng (mô hình 9+) cho đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.
Cụ thể, học sinh được học song song 2 chương trình “chương trình Giáo dục trung học phổ thông và chương trình Giáo dục Nghề nghiệp”. Sau 4 năm học, học sinh được nhận 2 văn bằng (bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và bằng tốt nghiệp cao đẳng chính quy).
Đối với Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội, đào tạo ra những sinh viên có trình độ văn hóa, tay nghề cao là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường.
Trường Cao đẳng Công Thương Hà Nội, một địa chỉ uy tín của nhiều phụ huynh trên cả nước khi gửi con em mình theo học tại ngôi trường này. Ảnh: Nhà trường cung cấp. |
Trong đó đào tạo nghề cho đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở là mô hình đào tạo mới của nhà trường, phù hợp chủ trương phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở theo Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” của Chính phủ.
Đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở vừa được học văn hóa, vừa được học nghề. Với loại hình đào tạo này nhà trường đào tạo kiến thức văn hóa đầy đủ và trong đó xác định có những môn học trọng điểm như giáo dục Công dân, tin học, ngoại ngữ.
Đặc biệt với ngoại ngữ 2 như tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Đức…nhà trường thiết kế chương trình phù hợp bám theo lộ trình học tập của học sinh giúp học được học thường xuyên liên tục.
Chương trình kết hợp hài hòa giữa giáo viên bản ngữ và giáo viên Việt Nam theo lộ trình từng học kỳ, như học kỳ 1 là giáo viên người Việt, có 10% giáo viên bản ngữ.
Vào học kỳ 2 có 20% giáo viên bản ngữ, học kỳ 3 có 30% giáo viên bản ngữ, học kỳ 4 có 40% giáo viên bản ngữ, học kỳ 5 có 60% giáo viên bản ngữ, học kỳ 6 có 70% giáo viên bản ngữ.
Chương trình đào tạo như vậy sẽ đáp ứng với xu thế phát triển của thị trường lao động, mặt khác tạo điều kiện để học sinh sau khi tốt nghiệp có thể đi du học nghề vừa làm vừa học, đi xuất khẩu lao động theo chương trình hợp tác của nhà trường.
Nhà trường đảm bảo sau khi các em tốt nghiệp các em vừa có trình độ văn hóa, tay nghề cao đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường lao động quốc tế.
Ngay sau lễ trao bằng tốt nghiệp, sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương Hà Nội được doanh nghiệp ký kết hợp tác với trường nhận đi làm ngay. Ảnh: Nhà trường cung cấp. |
Với điểm đặc trưng riêng của nhà trường đó là Trường Trung học phổ thông Hoàng Mai đảm nhận việc dạy văn hóa cho đối tượng tốt nghiêp trung học cơ sở. Do vậy việc quản lý toàn diện nề nếp cho học sinh từ ý thức, đạo đức vào quy chuẩn nội quy nhà trường.
Học sinh học tập tại Trường Trung học cơ sở Hoàng Mai không chỉ được học kiến thức hoạt động giáo dục mang tính trải nghiệm, rèn luyện đạo đức và kỹ năng.
Với trên 40 ngành nghề đào tạo, đặc biệt đào tạo nghề đặc định cho học viên đi xuất khẩu tại Nhật bản, Trường cao đẳng Công thương Hà nội khẳng định được vị thế của mình trong xã hội, địa chỉ tin cậy của phụ huynh khi gửi con em mình theo học tại trường.
Để có đầu ra mang lại thu nhập cao cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, Trường Cao đẳng Công Thương Hà Nội liên kết, hợp tác trong và ngoài nước trao đổi học sinh đi làm, đi Du học nghề tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, singgapor, Cannada, Đức…
Sau tốt nghiệp cao đẳng, sinh viên được giới thiệu, bố trí việc làm tại các doanh nghiệp tham gia ký kết, hợp tác đào tạo với nhà trường.
Theo không ít chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, để việc triển khai phân luồng học sinh ngay từ khi còn học trung học cơ sở một cách hiệu quả, Nhà nước cần có những chính sách thuế, chính sách tài chính hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo và cho học sinh.
Hiện nay các doanh nghiệp thường ưu tiên tuyển các em có năng lực nghề nghiệp (bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ) hơn là các em chỉ có kiến thức chung chung từ các trường đại học.
Được biết, Trường cao đẳng Công thương Hà Nội (số 54A1 đường Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 1260/QĐ-BGDĐT, ngày 15 tháng 04 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường cao đẳng Công thương Hà Nội là cơ sở đào tạo ngoài công lập nằm trong hệ thống Giáo dục Quốc dân, trực thuộc quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.